01/01/2012
Để đảm bảo chắc ăn bạn cần tạo rễ phụ tại vị trí cắt để nối ghép .Bạn có thể ghép rễ hoạc tạo rễ phụ sao cho khi cắt rời khỏi thân cây,cành để ghép vẫn sống bình thường ( Cách này đảm bảo cây sống 100%) trong trường hợp vì lý do gì không có rễ phụ tỷ lệ sống có thể tới 80 -90 % (Khi đã có kinh nghiệm bạn không cần tạo rễ phụ)
Đáp ứng yêu cầu của nhiều thành viên sau khi xem kết quả nối ghép thân cành tại vườn nhà . Phongbonsai xin được bật mí một số bí quyết nối ghép thân cành cây Sanh :
- Một số lợi ích của việc nối thân, cành
+ Trong quá trình tạo hình cây cảnh có thể bạn sẽ gặp một số cây có đoạn thân ,cành quá dài nếu cắt bỏ làm lại sẽ rất lâu phương pháp này giúp bạn tận dụng được phần đẹp còn lại để tạo hình tiếp .
+ Trong lúc cắt thân, cành do chưa nghiên cứu kỹ có thể bạn sẽ cắt nhầm ,phương pháp này sẽ giúp bạn nối lại như cũ .
+ Bạn cũng có thể xoay tùy ý những cành quá to không thể can thiệp bằng các phương pháp khác như cắt nhả , vặn vvv
- Một số Điều kiện cần thiết để thực hiện nối ghép :
+ Chỉ nên thực hiện trên cây phôi non đang tạo dáng , không nên áp dụng cho cây đã hoàn chỉnh và cây già .
+ Thời gian thực hiện : Khi cây đã tích đủ nhựa và khi cây phát triển mạnh nhất ( Đầu xuân và mùa mưa – Áp dụng cho thời tiết bắc bộ)
+ Phần trên và dưới của đoạn ghép có đường kính gần bằng nhau.
+ Không nên đánh chuyển khi thực hiện các thao tác nối, ghép .
- Một số cách nối thân,cành
+ Để đảm bảo chắc ăn bạn cần tạo rễ phụ tại vị trí cắt để nối ghép .Bạn có thể ghép rễ hoạc tạo rễ phụ sao cho khi cắt rời khỏi thân cây,cành để ghép vẫn sống bình thường ( Cách này đảm bảo cây sống 100%) trong trường hợp vì lý do gì không có rễ phụ tỷ lệ sống có thể tới 80 -90 % (Khi đã có kinh nghiệm bạn không cần tạo rễ phụ)
+ Cắt bỏ toàn bộ phần cành lá phía trên, dưới cây và cành ghép để tránh bội chi nước dẫn đến héo và chết cây.
+ Cắt bỏ đoạn thừa ướm thử thân,cành ghép vào vị trí để chỉnh hướng theo ý . ( Dùng cưa thật sắc để cắt )
+ Nếu chỗ tiếp giáp ( cả trên và dưới ) có cành ta có thể lợi dụng để buộc dây nứu chúng lại với nhau khi ghép . nếu không có bạn phải đóng phần trên và dưới mỗi phần 4 cái đinh để buộc dây .
+ Sau khi chuẩn bị xong mọi thứ bạn hãy dùng một cái đục thật sắc đục phần gỗ của cả phần trên lẫn phần dưới sâu khoảng 1 mm và chừa lại phần vỏ cây sao cho mặt bằng của chúng thật phẳng. sau đó dùng dao sắc cắt bỏ phần vỏ thừa ( sở dĩ phải làm vậy để tránh làm dập vỏ ) và áp chúng lại theo vị trí đã chọn sẵn và cố định thật chặt bằng dây mềm thông qua những cái đinh ta vừa đóng sau đó dùng tấm nylon quấn vết nối lại . khoảng 2-3 h sau dùng hỗn hợp 2 phần đất +1 phần xơ dừa trộn với nước ( Khi nắm chặt tay nước không nhỏ giọt là vừa ) đắp kín vết nối ( tháo miếng nylon vừa quấn ra) bạn lấy tấm nylon to quấn bên ngoài hỗn hợp để giữa ẩm . bạn phải bổ xung thêm nước khi hỗn hợp bị khô . Những cây mà bạn tạo rễ cho đầu rễ tiếp đất . khi chồi mọc có đường kính khoảng 0.5-1 cm là lúc vết thường liền dù vậy bạn không được tháo dây buộc bởi sau một thời gian dài chúng mới liên kết chắc chắn với nhau.
Trên đây là toàn bộ quy trình ghép thân, cành mà Phongbonsai đã làm . tuy nhiên cũng như người bác sĩ cùng học một trường, một khoa có người mổ được tim có người chỉ dám mổ ruột thừa .
Phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì và sáng tạo chúc bạn thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét