Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Vườn Mai BonSai NGÔ MẠNH TUÂN (phone.0164.80.35.888)





.Nhạc hòa tấu Việt Nam hay chọn lọc (Nhạc Quê Hương) Vietnamese Traditional Music .

Cố Hương - Những Bản Hòa Tấu Quê Hương Hay Nhất .

..[Nhạc Dân Tộc] ĐÀN BẦU Hay Nhất Việt Nam - Vietnamese traditional instrumental music .

Lien khuc nhac dam cuoi [HD 720] .

Liên khúc nhạc trữ tình Việt Nam .

Những ca khúc hay nhất của Tâm Đoan .

[vu doan sao bang] Vu dieu Belly dance .

Mai Vàng Bình Định OCHNACEAE CLB Những cây mai đẹp nhất .

Viet nam bonsai- Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội 2010 .

KHU TRUNG BAY TIEU CANH BONSAI TRONG HOI HOA XUAN

Bonsai trees .

.bonsai journey. Japan part 4 .

Bonsai Cina - Part 1_Ottava Guangdong, Hong Kong Bonsai (Chencun). .

Indonesia bonsai exhibition .

Thăm triển lãm bonsai Japan .

China Bonsai

We Love Bonsai - Exhibits of China Bonsai Exhibition 2012 我們愛盆景-中國盆景精品展

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

NGÔ MẠNH TUÂN (DT: 0164.80.35.888)











































Chăm sóc mai chiếu thủy

Chăm sóc mai chiếu thủy


Mai chiếu thủy (Wrightia religiosa Hook.f) là những loài cây được ưa chuộng vì đặc tính sinh học của chúng là dễ trồng dễ chăm sóc, thậm chí chỉ có tưới nước mà đôi khi quên bón phân mà cây vẫn xanh tươi tốt. Mặt khác Mai chiếu thủy có thể ra hoa thường xuyên , khi cây có hoa tạo ra mùi hương thơm ngào ngạt dễ quyến rũ lòng người.
Việc chăm sóc và xử lý cây cho hoa theo ý muốn là việc không khó để thực hiện, chỉ cần bỏ tí công sức chăm chút là có kết quả, sau đây là các công việc cần thực hiện:

1/ Công tác cắt tỉa cành nhánh  :
      +Công tác cắt tỉa cành nhánh thực hiện thường xuyên bình quân 1 tháng / 1 lần ( mùa mưa) và 2tháng / 1lần ( mùa nắng).
     +Thông thường nên kết hợp công tác cắt tỉa cành nhánh với việc định hình tạo dáng cho cây, trường hợp đơn gian nhất là tạo dáng tán cây hình tròn hay hình tháp.
       +Cần ước lượng kích thước hình dạng tán cây trước khi thực hiện việc cẳt tỉa.
           +Thời gian khi xử lý đến khi ra hoa là 45-50 ngày.


     +Mai chiếu thủy là loài cây kiểng ra hoa quanh năm, vì thế muốn cây ra hoa nên thực hiện theo các bước sau: Các công tác cụ thể:

     +Cắt tỉa cành nhánh cho gọn gàng.

    +Ngưng tưới nước hoàn toàn từ 4-6 ngày ,khi thấy cây có hiện tượng lá cây héo thì tưới nhẹ qua 1lần / 1ngày vào buổi sáng tránh tưới quá nhiều nước.

    +Khi thực hiện tưới nước nhẹ 5 ngày phun phân KNO3 với liều sử dụng là 12g bình 8 lít phun vào buổi sáng ( từ 7h-9h sau khi tưới nhẹ và lá cây đã khô hết nước)

    +Thực hiện phun phân nitrát Kali ( KNO3 ) 1tuần 1 lần và thưc hiện 1- 2 đợt.

    +Sau đó tưới nước bình thường.

    +Sau thời gian bắt đầu xử lý  đến thời gian 30-35 ngày cây sẽ xuất hiện những nụ hoa, sau 10-15 ngày hoa sẽ nở trắng cành.

2/ Công tác bón phân:
     + Công tác bón phân thường đi đôi với công tác cắt tỉa, cứ sau đợt cắt tỉa thì thực hiện bón phân để giúp cây sinh trưởng tốt.
       +Loại phân bón thường được sử dụng là phân hữu cơ truyền thống như: phân bò hoai, phân trùn đỏ… và một số phân hạt, phân vô cơ như NPK16.16.8, DAP, Dynamic Lifter…nhằm giúp cây sinh trưởng tốt.
     Liều lượng phân bón cần thiết cho cây mỗi khi bón là :
     +Đối với phân hữu cơ : Bón trên mặt chậu rải đều nhưng không bón vô gốc một lớp dày khoảng 1cm
     +Đối với phân hạt, phân vô cơ : Nếu cây kiểng nhỏ (Gốc >2,5cm, cao >1m) dùng muỗng cà-phê bón 1 muỗng/ chậu , cây lớn dùng muỗng canh 1muỗng / chậu (nên bón chia đều xung quang chậu ,vùi chôn xuống đất 3-5cm, không để trực tiếp vào gốc cây)
     +Nên bón luân phiên giữa các loại phân,sau khi bón phân cần quan tâm tưới nước đầy đủ để cây hấp thu phân bón tốt.

3/ Phòng trừ sâu bệnh:
     Mai chiếu thủy là loài cây ít khi bị sâu bệnh, và có sức chịu đựng cao khi gặp thời tiết bất thường .
     Tuy nhiên vào thời kỳ chuyển mùa trong năm (đầu và cuối mùa mưa) cần kiểm tra và phun phòng trừ sâu ăn lá và sâu đục thân.


Mai chiếu thủy
    Khi cây chuẩn bị đơm nụ ra hoa cần chú ý có sâu và hoa có mùi hương thơm thu hút côn trùng nhất là bướm.
Trường hợp không có thời gian làm các bước trên , thì chỉ cần việc ngưng nước tưới hoàn toàn từ 5-7 ngày khi cây héo lá và tưới nước lại bình thường cũng làm cây ra hoa nhưng mức độ hoa ít hơn, mặt khác cây cũng bị suy yếu dần.

Niềm tự hào Bonsai Việt Nam

Niềm tự hào Bonsai Việt Nam


Mời AE cùng Online cập nhật những cây Bonsai của Việt Nam !

  !

Niềm tự hào Bonsai Việt Nam

Niềm tự hào Bonsai Việt Nam

Niềm tự hào Bonsai Việt Nam

Niềm tự hào Bonsai Việt Nam

Niềm tự hào Bonsai Việt Nam

Kỹ thuật chiết cây mai vàng đại thụ

Kỹ thuật chiết cây mai vàng đại thụ


Bạn đang có một cây mai lớn nhưng chi cành nằm ở tầm quá cao. Bạn muốn cắt ngắn cây xuống để nuôi lại cây gốc nhưng bộ chi cành ở tầng trên thì quá đẹp và bạn không muốn bỏ chúng. Vậy thì không cớ gì bạn lại không nghĩ đến việc chiết cây để biến một cây chưa đẹp thành 2 cây được rút ngắn độ cao theo ý muốn, trong đó một cây có bộ gốc đẹp, một cây có bộ chi cành đẹp.

Để làm được điều đó, xin mách bạn kỹ thuật chiết cả cây sau đây. Đây là kỹ thuật đơn giản, đã được nhóm nghệ nhân Cổ mai hoa Đại Lộc thực hiện thành công và đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm đẹp.
 
 
 
Ảnh 1: Cây lớn có chi cành quá cao, cần chiết.
 
Trước hết bạn khoanh, cắt 2 đường cắt song song, cách nhau khoảng 10 cm. Lột bỏ hết võ, sau đó cạo sạch lớp võ lụa (tượng tầng) bám bên ngoài phần gỗ nhưng nhớ phải thật nhẹ tay, không để phạm vào phần gỗ. Lấy bao nilon bọc quanh chố cắt để chống nước xâm nhập. Khoảng vài tháng sau sẽ xuất hiện một lớp võ tái sinh ven vết cắt, lấn dần vào chỗ thân trống đã bóc võ (khoảng 2 cm) là lúc bạn bắt đầu bó chiết.
 
 
 
Ảnh 2: Khoanh, cắt 2 đường song song cách nhau khoảng 10 cm
 
Chất liệu để chiết là giá thể được nhào trộn bằng một hỗn hợp gồm: Xơ dừa mục, tóc vụn, tro trấu, đất cát pha, phân bò hoai, mỗi thứ có liều lượng bằng nhau. Tốt hơn hết, hỗn hợp này phải được nhào trộn và ũ kỹ trong vài tháng.
Dùng thuốc kích thích ra rễ (loại thông dụng có bán trên thị trường) bôi kỹ vào vết thương đã liền da và trộn đều trong hỗn hợp chiết. Bọc hỗn hợp chiết đã được ẩm hoá vào quanh vết cắt bằng bao ny lon dày, nhiều lớp. Che nắng cho chỗ chiết.
 
 
Ảnh 3: Phần gốc sau khi chiết, được cấy ghép chi cành mới.
 
Khoảng 5-6 tháng sau, khi bộ rễ mới phát triển nhiều, dày, già là lúc ta có thể dùng cưa cắt đi phần trên, vô chậu chăm sóc. Phần dưới được xử lý như một cây mới: cấy ghép hoặc chờ cho tái sinh thân cành mới. Lúc đó, từ một cây phôi ban đầu bạn sẽ có 2 cây lớn. Một cây từ phần trên của cây cũ có bộ chi cành đẹp được giữ lại và bộ rễ hoàn toàn mới. Một cây từ phần dưới của cây cũ, được giữ nguyên bộ rễ đẹp ban đầu, được cấy ghép tạo chi tàn mới.
Chúc các bạn thành công!
 
Lê Thạnh
Cổ Mai Hoa Đại Lộc
 
 
 
Ảnh 4: Cây chiết từ phần ngọn sau quá trình chăm nuôi trở thành một sản phẩm mới.
 

Ngọn sau khi được tách khỏi cây chủ


Phần gốc sau khi được lấy đi cây ngọn

Phần ngọn đang được hoàn thiện để trở thành một cây đẹp

Một phần gốc còn lại