Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Mai Vàng Bình Định

Thứ năm, ngày 04 tháng tư năm 2013


Triễn lãm bonsai miền trung qui nhơn


















Tản mạn về non bộ

Thứ năm, 13/06/2013, 12:03 AM
Qua nhiều thời gian sưu tầm trong kho tài liệu cổ, bàn luận trao đổi với các bậc cao minh, tôi may mắn lĩnh hội được đôi phần về nghệ thuật tạo tác và thưởng lãm non bộ, vì vậy khi tạo tác, tôi đã cố gắng tránh để non bộ của mình không rơi vào « trận loạn thạch » hoặc không có hồn, hoặc mất đi bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
  • >> Non bộ là gì? (03:15 | 06/03/2012)
  • >> Lịch sử non bộ (03:31 | 06/03/2012)
  • >> Khái quát về hòn non bộ (07:41 | 04/04/2012)
Theo kinh nghiệm của các  bậc tiền bối  đã tổng kết « văn vô đệ nhất – võ vô đệ nhị ». Trong bộ môn cây cảnh nghệ thuật, non bộ và đá cảnh thì « duy ngã độc tôn ».
Căn cứ vào các tài liệu cổ trong và ngoài nước (Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan…) tiền nhân cho non bộ là một bộ môn « thanh kì chi cách ». Chỉ người có tâm hồn nghệ thuật cao mới thưởng thức và tạo tác hiệu quả.
Tại miền Bắc, miền Trung nước ta từ thời xa xưa người ta thường gọi là « giả sơn » hoặc « non bộ » - chữ « bộ » có nghĩa là dáng dấp. Bộ môn này đã có lâu đời tại Trung Quốc và Việt Nam nhưng chưa ai chứng minh được là non bộ đầu tiên được hình thành từ lúc nào ? Tại đâu và do ai tạo ra ?
Tuy nhiên trong tài liêu « Trung Hoa Bảo Quốc » cho ta thấy rằng vào đời Ân Chu hơn một ngàn năm trước Công nguyên đã đề cập tới việc xây dựng những viên lâm trong các đền đài, phủ viện hoặc tại tư gia của các nhà quý tộc, hiền triết có cảnh núi non ghềnh thác và trồng các loài kì hoa dị thảo.
Vào đời Hán, đại phú gia viên Quảng Hán trong tác phẩm « Cấu thạch vi sơn » (dựng đá thành núi) đã đề cập đến sự phát triển về kĩ thuật « viên lâm vi hình » (rừng cây thu nhỏ) và vận dụng kĩ thuật « núi rừng thành tấc, vạn dặm thành thước » để tạo dựng trong các bồn chậu những nhóm cảnh thật ngoài thiên nhiên theo quy luật khắt khe của  kĩ thuật tạo hình non bộ như : Trượng sơn, Xích thụ, Thốn mã, Đậu nhân để nếu lấy chiều cao của núi là trượng (chừng 1.7m), cây chỉ cao 1 xích (0.4m), ngựa chỉ cao 1 tấc (4cm) và người chỉ như hạt đậu. Dùng tỉ lệ này để tạo núi sông cây cỏ thu gọn trong một khoảng không gian nhỉ hẹp nhưng vẫn mang cái mênh mông kì vĩ của núi rừng thôn dã thiên nhiên. Do đó người ta có câu « Nhất lạp phiêu trung tàng thế giới » : cả thê giới tàng ẩn trong một hạt. Thế giới này là một vùng núi non hùng vĩ với những hang sâu, động hiểm ghềnh thác huyền bí, cũng có thể là cảnh một vách núi cheo leo với rừng cây thăm thẳm hay giữa biển cả mênh mông, hoặc có thể là một phong cảnh hữu tình.
Tùy theo phong thổ từng vùng khác nhau, tùy theo tình cảm, những nghệ nhân nghệ sĩ này đã gạn lọc, thêm bớt các chi tiết để thu nhỏ cảnh quan thiên nhiên mĩ lệ vào trong bồn chậu để trở thành một tác phẩm non bộ có giá trị nghệ thuật giống như một bức tranh sơn thủy hữu tình với không gian 3 chiều « Tâm ư trung – hình ư ngoại ».
Những tác phẩm gợi hình này đã ảnh hưởng sâu sắc tới tâm tư tình cảm của người thưởng lãm. Ngắm những tác phẩm này, ta có thể hiểu rõ hơn tư tưởng triết lí của người sáng tạo, biết được cá tính phóng khoáng, hí phách hào hùng và những ước vọng cao cả của tác giả. Vì thế non bộ đã xuất hiện tại các tư thất của các nhà quyền quý cao sang, thượng lưu, văn nhân mặc khách, và nhất là những nơi đô hội phồn vinh, chốn thị thành náo nhiệt. những nghệ nhân có trình độ cao được thỉnh tới để tạo dựng non bộ tại những vườn sau, sân trước vì ngoài mục đích phổ biến vẻ đẹp của vạn vật, non bộ còn giúp ta hòa mình với sự hiền hòa của thiên nhiên, làm dịu đi những căng thẳng bon chen cuộc sống. Bộ môn nghệ thuật này cần được phát triển, nâng cao để tôn vinh thú chơi văn hóa tao nhã, đầy tính nhân văn, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc để giới thiệu với bạn bè năm châu trong thời kì hội nhập.

Giữ gìn bản sắc Việt trong tạo tác tiểu cảnh non bộ

Thứ năm, 20/06/2013, 06:15 PM
Việt hóa ngay trong cách tạo dựng và thưởng lãm non bộ cũng là góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Việt.
  • >> Khái quát về hòn non bộ (07:41 | 04/04/2012)
Lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong đó có thời kì gần 1000 năm bị phong kiến phương bắc đô hộ và đồng hóa dân tộc, nên không tránh khỏi ít nhiều ảnh hưởng. Nhưng dân tộc ta với ý chí độc lập và tự cường đã làm thất bại âm mưu đen tối của phong kiến phương bắc, nhất là sau chiến thắng năm 938 của Ngô Quyền đã chấm dứt thời kì nghìn năm đô hộ này. Từ đó các triều đại phong kiến Việt Nam đã kế tiếp nhau ra sức củng cố, xây dựng đất nước, đưa ra những cải cách mới để dân tộc Việt thoát khỏi ảnh hưởng nặng nề của văn hóa nô dịch phương bắc. những cải cách đã đạt nhiều thành công, đề cao được lòng tự tôn dân tộc.
Đến thời đại ngày nay với chân lý “không có gì quý hơn độc lập – tự do”, với tư tưởng yêu nước và truyền thống bất khuất chúng ta đã làm nên những chiến công vang dội chiến thắng những đế quốc lớn nhất thời đại, tiếp tục củng cố trang sử độc lập dân tộc, vươn lên, chiến thắng đói nghèo lạc hậu, đưa đất nước phát triển nhằm sánh vai với bạn bè năm châu. Chúng ta cũng đang xây dựng một nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong vài năm gần đây, VN luôn được tổ chức UNESCO công nhận nhiều di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại như: Nhã nhạc cung đình Huế, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Hát xoan Phú Thọ, Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Hội gióng làng Phù Đổng,… và gần đây nhất, UNESCO cũng đã chính thức công nhận các hình thức tín ngưỡng và thờ cúng Hùng Vương. Chỉ mới như vậy thôi, chúng ta cũng đã thấy rõ sự đa dạng trong bản sắc văn hóa Việt. Nó có sức sống trường tồn qua mấy nghìn năm lịch sử và hôm nay vẫn cùng hòa nhịp với dòng chảy của nhân loại.
Chúng ta có một cõi trời nam riêng biệt như trong bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt – một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên hơn 1000 năm trước.
Cõi đất trời của chúng ta là dải đất hình chữ S từ mỏm địa đầu Hà Giang đến mũi Cà Mau lan ra biển đông, với Hoàng Sa, Trường Sa… Dải giang sơn ấy có biết bao danh lam thắng cảnh, biết bao điển tích rất hay, rất hấp dẫn.
Trong những thú chơi sinh vật cảnh của người Việt, có lối chơi non bộ là nghệ thuật thu nhỏ cảnh quan mỹ lệ, sơn thủy hữu tình vào trong bồn chậu. Ta có thể mô phỏng một vùng danh thắng của đất nước vào trong khuôn khổ đó. Ấy thế mà cứ nghĩ đến việc tạo tác non bộ, một số người, cả người tạo tác và người chơi cũng cố tìm hoặc nặn ra một điển tích hay tên gọi một địa danh của Trung Quốc, quen thuộc đến nhàm chán như: Tây du kí, kết nghĩa vườn đào, núi Nga Mi,.., hoặc trong các kiện trang trí thì mượn tích thầy trò Đường tăng đi lấy kinh, Khương công, Lã Vọng ngồi câu cá…
Có lẽ người tạo tác non bộ đó nghĩ rằng họ phải nắm được những điển tích, địa danh ấy mới phải là người biết làm non bộ, và người chơi cũng nghĩ chơi theo điển tích nước người mới là người biết chơi, mới là sành điệu.
Theo tôi, lối chơi như vậy có nên không, liệu có nhất thiết phải mượn cảnh sông núi, đất trời nước khác, thay cho cảnh sông núi đất trời mĩ lệ của mình? Ta không thiếu điển tích, không thiếu những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Nào ải Chi Lăng (nơi chặt đầu tướng giặc Liễu Thăng), sông Bạch Đằng với các chiến thắng của Ngô Quyền, nhà Trần. Ta có cả vùng cao nguyên đá vôi ở Hà Giang đang có dự án đưa vào khai thác du lịch. Ta có dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, dãy Chí Linh, Tam Điệp, có động Tam Thanh, động Phong Nha – Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long, thắng cảnh Trang An (Ninh Bình),… bao cảnh đẹp từ miền Đông Nam Bộ và khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long… Tại sao ta không đưa vào non bộ để chơi mà cứ phải vay mượn của người khác, đất nước khác. Phải chăng ảnh hưởng văn hóa nô dịch ngoại lai còn chưa rũ bỏ hết? Đành rằng trong sự tiếp biến văn hóa cần chọn lọc cái hay của người để phát triển thành cái hay của mình mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc mình chứ không thể mất đi cái văn hóa gốc của mình.
Vậy theo cách nghĩ của tôi là hãy Việt hóa ngay trong cách tạo dựng và thưởng lãm non bộ cũng là góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Việt.
 

Ngày xuân bàn về thú chơi non bộ

Thứ tư, 27/02/2013, 05:02 PM
Xưa kia, thú chơi non bộ và cây cảnh thường dành cho giới thượng lưu và là lãnh địa của những người lớn tuổi. Ngày nay, thú chơi này đã đi vào cuộc sống đời thường và trở thành nét đẹp văn hóa của mọi người, không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội.
Non bộ hay giả sơn là một bức tranh toàn cảnh gồm có đá, nước và cây cỏ được bố trí hài hòa trên một bể cạn nhằm gợi lên cái ý niệm sâu xa về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Muốn có một non bộ đẹp, giàu chất biểu cảm, ngoài kĩ thuật chế tác, đục đẽo, tác giả còn phải tập trung suy nghĩ, đôi khi xuất thần để truyền vào những cục đá vốn vô tri cái hồn của sông núi, khiến cho người nhìn có được những giây phút rung cảm, bay bổng.
Tùy theo sở thích, tâm trạng hoặc ngẫu hứng, người chơi có thể lấy đá làm chính, gọi là thủy thạch bồn cảnh, nếu chọn cây làm chính gọi là thụ mộc bồn cảnh hay tiểu cảnh. Dù ở kiểu thức nào, người xưa cũng dựa vào các nguyên lý âm dương, hư thực động tĩnh để bố trí và dàn dựng sao cho Đá-Nước-Cây theo tỉ lệ “tam sơn tứ hải, nhất phần điền” nghìa là ba phần núi, bốn phần nước và một phần đất để trồng cây cỏ. Tuy là non bộ nhưng cây cũng giữ một vai trò quan trọng. Cây tượng trưng cho sức sống, phải già dặn, khẳng khiu, nhỏ nhắn, mọc cân xứng và hài hòa với tổng thể để khi nhìn vào người ta có cảm tưởng như đang đứng trước một mảng thiên nhiên sống thực. Thông thường, các nghệ nhân non bộ bố trí núi – cây – người – thú theo quy ước “trượng sơn, xích thụ, thốn mã, đậu nhân” có nghĩa là núi cao một trượng thì cây cao một thước, ngựa một tác, người bằng hạt đậu.
Chưa ai biết rõ non bộ ở nước ta có từ bao giờ. Chỉ biết dưới triều vua Lê Đại Hành có làm một giả sơn để thưởng ngoạn nhân ngày sinh nhật của nhà vua. Tác giả Lê Văn Hưu, trong “Văn minh Việt Nam” có đề cập tới giả sơn và bồn trì. Học giả Đào Duy Anh coi việc xây dựng bể cạn, đắp non bộ, xung quanh trồng các loại cây cối, cỏ hoa là một lối tiêu khiển lý thú của người xưa.
Ông cha ta yêu đá, thích giả sơn vì núi và đá tượng trưng cho sự vĩ đại và vĩnh cửu. Núi vừa hiên ngang hùng vĩ, vừa u tịch thoát trần, nhiều tảng đá chênh vênh nhưng không đổ ngã, cheo leo nhưng lại hùng kì. Núi gợi cho ta cảm giác bao la, thần bí đung là “trầm tĩnh vô ngôn” như Lão Tử đã gọi.
Người xưa chơi non bộ thích chọn những hòn đá nhỏ ghép lại để dựng thành núi cao, tạo thêm ghềnh, thác, hang hốc, lối mòn, đền đài, miếu mạo và dùng cây cỏ để dàn trải cho cảnh trí thêm thâm nghiêm sâu lắng.
Kể từ thập niên 90 thế kỉ XX trở lại đây, phong trào chơi non bộ ở nước ta đã trở nên phổ biến. Có người vì nhu cầu thẩm mĩ, có người thích vì ý nghĩa triết lý và ảnh hưởng của khoa phong thủy.
Ngày nay, các nghệ nhân vừa vận dụng lối chơi truyền thống, vừa phát huy và sáng tạo để dàn dựng thành những tác phẩm qui mô hoành tráng mang ý nghĩa lịch sử hoặc tiểu hình hóa những danh thắng đất nước như hòn Phụ Tử, hang Pác-bó, Thạch động hay một mảng thiên nhiên nào đó.
Có những tác phẩm tuy rất nhỏ nhưng vẫn boa hàm được cái thế giới bao la. Một thân cây khẳng khiu mọc chơi vơi trên vách đá, một dòng suối lượn lờ qua các khe núi xanh rì cỏ rêu, một chiếc cầu bắt ngang, một ông câu, một cánh buồm mỏng manh… tất cả những cái đó tuy hư mà thực, tuy có mà không, tĩnh mà động… đều do kĩ xảo của bàn tay con người phối trí và dàn dựng nhằm đem lại cho người xem một cảm giác gần gũi và thân thương.
Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, người chơi non bộ nhằm thỏa mãn một nhu cầu, đó là nhu cầu thư giãn, nhu cầu thẩm mỹ. Do vậy người chơi phải có tư duy cảm xúc nghệ thuật mới tạo được những dấu ấn độc đáo để lại trên tác phẩm.
Non bộ phải là một tác phẩm có hồn, mỗi đường nét, dáng thế, màu sắc, ánh sáng đều phản ánh được tâm trạng của con người. Núi lớn vươn cao hùng vĩ, núi nhỏ thấp thoáng nhạt mờ. Nét ngang mãnh liệt nhưng hiền hòa, nét đứng hiên ngang sừng sững, đường cong dáng uốn dịu dàng tạo nên cảm giác nhẹ nhàng dễ chịu. Có thế mới thể hiện được nét sâu lắng, lúc ẩn lúc hiện, khi mông lung khi mờ ảo như Nguyễn Nhược: “Xa xa mờ núi biếc, Phơn phớt áng mây hồng”
Hiện nay, không gian xanh và thơ mộng ở các thành phố lớn ngày càng thu hẹp. Do đó, việc đưa thiên nhiên vào cuộc sống, trong đó có non bộ, con người cảm thấy trời đất bao la như gom về một chỗ, bao nhiêu sẹ mệt nhọc, ràng buộc của thế nhân bỗng chốc được cởi bỏ, bỗng chốc tan đi nhờ cái không gian yên tịnh và thanh bình toát lên từ non bộ.

Non bộ và Tiểu cảnh

Thứ năm, 22/03/2012, 11:19 AM
...Người châu Á thường hay dùng mặt nước tĩnh với non bộ, cây thế tạo cảm giác yên bình, tĩnh lặng...
  • >> Hòn non bộ trong nhà (03:41 | 06/03/2012)
  • >> Để làm nên một tiểu cảnh đẹp (10:29 | 22/03/2012)
Trong một không gian sống hiện đại, nhu cầu có một khu vườn ngày càng lớn. Dù là vườn rộng, một góc nhỏ, một tiểu cảnh hay chỉ đơn thuần là một cái cây đặt trong nhà đều đem đến cho chúng ta cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
Tùy vào diện tích sân vườn, ý thích của chủ nhà để bài trí sân vườn theo các phong cách khác nhau. Để sân vườn tạo được cảm giác tự nhiên, với những mảnh vườn diện tích nhỏ thì bạn không nên tham nhiều hạng mục trang trí vì có thể làm nát khu vườn. Khi trang trí, nên nhờ các kiến trúc sư hiểu về phong thủy.

Theo phong thủy thì nước là một yếu tố rất quan trọng trong khu vườn. Nước tạo cảm giác mát mẻ, sinh sôi. Nước còn giúp điều hòa khí hậu cho khu vườn, tạo độ ẩm, làm giảm nhiệt độ vì sự bốc hơi. Hồ nước trong vườn cũng tạo ra thay đổi trong cốt đất, những vật nuôi dưới nước như cá cảnh, rùa kết hợp với cây nước làm cho khu vườn thêm sức sống, sinh động.
Tiểu cảnh nước trong vườn theo phong cách châu Âu và châu Á có nhiều điểm khác nhau. Người châu Á thường hay dùng mặt nước tĩnh với non bộ, cây thế tạo cảm giác yên bình, tĩnh lặng. Người châu Âu thường sử dụng mặt nước động, đài phun nước, thác để tạo điểm nhấn cho vườn.

Non bộ một thú chơi tao nhã

Thứ tư, 25/04/2012, 09:42 AM
Những năm gần đây ở nước ta nói chung, người người đua nhau đắp non bộ, tạo nên một thú chơi tao nhã.
  • >> Hòn non bộ trong nhà (03:41 | 06/03/2012)
  • >> Cái thế của non bộ (09:11 | 06/03/2012)
  • >> Khái quát về hòn non bộ (07:41 | 04/04/2012)
Không những ở các cơ quan, trường học, bệnh viện, công sở… mà ngay cả các gia đình ở nông thôn có thu nhập cao một chút là sau sưa tìm nghệ nhân về nhà đắp non bộ.
Non bộ là núi giả kết hợp với không gian, thời gian, sự tích, điển tích… tạo thành. Hay nói một cách khác non bộ là một vùng non nước trời mây thu nhỏ trong bồn, chậu, làm cảnh quan cho con người qua bàn tay của nghệ nhân tái tạo.
Lịch sử chơi non bộ bắt đầu từ thời nhà Hán – Trung Quốc. Theo tài liệu cảu Võ Văn Chi, Dương Ngọc Minh: Nhà cự phú Viên Quảng Hán trong tác phẩm “Cấu thạch vi sơn” (dựng đá làm núi) đã nêu lên sự phát triển của non bộ. Những bức họa trên tường đời dông Hán (25-220 SCN) còn được lưu lại có cây cảnh trong chậu từ thời đó, có kèm theo vài tảng núi non sông nước và những sự hiểu biết về mỹ học đã dần dần cung cấp lý luận cho sự phát triển nghệ thuật tạo non bộ cho đời sau.
Những năm gần đây, người ta đã tận dụng các mảnh vườn, khoảng sân trống để tạo hòn non bộ, thể hiện ý nghĩa chân thực của núi sông hùng vĩ sơn thủy hữu tình như Phansipan, dãy Hoàng Liên Sơn, VỊnh Hạ Long thu nhỏ, các hang động ở các vùng núi đá, chùa Hương, vùng núi Tây Nguyên… làm tựa cho các sản phẩm non bộ ở các khu di tích, chùa chiền, công sở hoặc ở các gia đình.
Người chơi non bộ ngày nay còn học tập và rút ra được kinh nghiệm của một số nước Đông Nam Á.
Người Nhật không chơi non bộ như ta và người Trung Quốc, ở chỗ họ chỉ tạo núi trên khay cạn hoặc chỉ cấu trúc đá trong cố cục của tổng thể vườn thiền, vườn cảnh mà thôi và chủ yếu là bố trí cây cỏ tán khóm.. Học coi cây và dá là vô đihcj, là thiên đàng, vì thế mà nhà văn George Ohsawa đã viết trong cuốn “Hoa đạo”: Chỉ có những người thiếu tâm hồn mà không nghe được tiếng nói của hoa lá, cỏ cây, và tất cả những cảnh đẹp trong thiên nhiên đều cso tiếng  nói. Biển cả, sông cúi, ruộng đồng, đều bày tỏ tiếng nói hùng hồn làm cho con người thấm thía, khi vô tình hay hữu ý làm hủy hoại môi trường… hậu quả cho con người không còn gì để nói thêm, mà có nói thì cũng nghèo nàn, thô thiển, chẳng đáng vào đâu so với tiếng nói của muôn loài.
Mùa cuan đứng ngắm hòn non bộ ta cảm thấy mình nhỏ bé trước thiên nhiên, cảnh vật. KHi trở về già mới thấy hông có gì phải nuối tiếc thời gian thơ ấu, thời niên thiếu, nhất là tuổi thanh xuân đã đem hết sức lực của mình dời non lấp biển… để rồi nhập cả vào hồn mình, vào hai bàn tay tạo ra non bộ, làm cho cảnh vật thu nhỏ ấy cũng hùng vĩ, cũng thơ mộng linh thiêng như cảnh vật sống động ngoài thiên nhiên.
Đắp hòn non bộ ta đã mang cả dáng núi, hình sông, biển cả về nhà mình rùy theo kỷ miện hoặc ý thích của từng người. Có người thích chơi núi ở đất cạn, có người thích chưi núi trong bể cảnh. Người thihcs các dáng núi, thế núi ở phơng Nam, người thích các dáng núi, thế núi ở phương Bắc… tất cả những điều ấy không ràng buộc như chơi cây cảnh cỏ. Nhưng cái khó ở chỗ đục núi, ghép núi, trình bày phong cảnh sao cho hợp lí, không gượng ép để khi ngắm thấy được sự hùng vĩ, hiểm trở, hoặc thấy phong cảnh thơ mộng, hữu tình.
Các đường nét, các hang động rêu phong hay trên con đơngf mòn một chú tiều phu gánh củi, khu rừng vắng đôi con nai ngơ ngác, một vài con khỉ ngồi chênh vênh… Đó là ngôn ngữ của non bộ.
Có nhiều laoij đá để tạo non bộ: Đá trơ (lũa), đá vôi, đá trắng, đá san hô, đá tai mèo, đá thấm thủy… Người chơi núi phải biết lựa chọn đác ho phù hợp với góc sân, mảnh vườn, thềm hiên nhà mình. Nếu là nơi công cộng phải hiểu biết tính chất lịch sử, cảnh quan đó để đưa non bộ vào cho phù hợp. Kể cả dáng núi với chất đá đều phải theo một quy luật nhất phục vụ cho nội dung nơi công cộng ấy.
Hiện nay, một sô khách sạn, các khu văn hóa lịch sử của tỉnh Hải Dương như: Kiếp Bạc, Côn Sơn, đền thờ Chu Văn An, tượng đài Trần Hưng Đạo… và một số gia đình nghệ nhân đã có nhiều non khá hoành tráng. Song vẫn còn những nơi, việc đắp núi, ghép non bộ còn quá đơn giản. Có những non bộ như đụn rạ, lùm cây.. trông thô thiển, không rung động lòng người.
Con người là bộ phận của thiên nhiên, song nhiều lúc thiên nhiên lại tách ra làm bầu bạn với con người làm cho con người trở thành đam mê, có khi con say mê trước thiên nhiên, cảnh vật. Mỗi ngày ta qáu bộ đến những nơicos những non bộ đẹp, ngắm cảnh sắc thiên nhiên thu nhỏ hùng vĩ mà lòng như thấy thư thái, càng yêu thiên nhên và cuộc sống biết nhường nào!

Nguyên tắc tạo hình Hòn non bộ: thẩm mỹ

Thứ ba, 29/05/2012, 04:12 PM
Bất cứ ai lần đầu tiên nhìn thấy đều ấn tượng với vô số hình dạng và phong cách đẹp mắt khác nhau của Hòn non bộ Trung Quốc.
  • >> Cái thế của non bộ (09:11 | 06/03/2012)
  • >> Non bộ - những yếu tố cơ bản (11:33 | 22/03/2012)
  • >> Khái quát về hòn non bộ (07:41 | 04/04/2012)
Với ưu thế về diện tích khổng lồ, vị trí địa lý và sự biến đổi về khí hậu cũng như sức sống mãnh liệt của từng vùng miền nghiễm nhiên tạo nên sự đa dạng về cảnh quan đất nước này. Tuy nhiên, điều có thể gây ngạc nhiên, chính là ở thực tế nếu ta đi sâu vào tìm hiểu, thì tất cả Hòn non bộ nghệ thuật đều biểu đạt cảm quan thẩm mỹ giống hệt nhau. Bắt nguồn từ một truyền thống văn hóa và nghệ thuật 3000 năm tuổi, chúng thể hiện hình mẫu của các giá trị có liên quan và minh hoạ cho ý nghĩa sâu sắc tiềm ẩn, được tìm tòi để đạt được mục tiêu nghệ thuật cao quý.
Sau đây là một số trong những nguyên tắc thẩm mỹ chung của các nghệ nhân Trung Quốc:
Phép ẩn dụ.
Các nghệ sĩ không bao giờ cố gắng sao chép giống hệt hình ảnh của cảnh quan thiên nhiên cụ thể. Bên trong tác phẩm còn nhiều ý nghĩa chưa được diễn đạt thành lời, cho phép người xem bổ khuyết và hoàn tất thông điệp của các nghệ sĩ.. Một tác phẩm đạt được mức độ nghệ thuật phải bao hàm đủ cả hai chủ ý “ẩn” và “lộ”. Ý nghĩa tiềm ẩn gợi lên sự liên tưởng và kích thích sự bay bổng của tâm hồn. Nó cũng cho phép chúng ta mỗi lần nhìn lại cảnh trí lại thấy sự mới mẻ, luôn luôn khám phá được một nét mới, không bao giờ cảm thấy nhàm chán. Mức độ ẩn dụ trong Hòn non bộ càng cao chừng nào, những hình ảnh miêu tả thực sự xuất hiện càng đa dạng, các nội dung nghệ thuật càng phong phú chừng ấy.
Khéo léo sử dụng các mảng đối lập.
Sự mênh mông và nhỏ hẹp, ánh sáng và bóng tối, gam màu sáng – gam màu trầm, dọc và ngang- là tất cả những sự tương phản được tìm thấy ở Hòn non bộ. Mặc dù trái ngược trong tự nhiên, những đặc điểm đối lập này lại được phối hợp một cách cẩn thận để bổ sung cho nhau và tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ cao. Những cây thông vốn có dáng mạnh mẽ cứng cáp quân tử sẽ mềm hơn khi chúng ta uốn cong thân và cành, biểu đạt vẻ nhẹ nhàng thư thái hoà quyện với vẻ hùng vĩ. Những cây liễu mềm mại thanh lịch sẽ trở nên quyến rũ và hấp dẫn nhất khi được tạo hình với dáng thẳng đứng, tạo thêm độ cứng để bổ khuyết cho tư thế vốn có của nó.
Khí lưu chuyển.
Tất cả các thành phần chính trong một Hòn non bộ - Cho dù cây hay các loại đá - phải thể hiện được chữ “khí”, nguồn năng lượng vô hình đã trở nên quen thuộc với những người yêu thích hội họa và thư pháp Trung Quốc. Phác thảo ý tưởng và phối hợp tốt giữa các vật liệu là điều cần thiết để cái thần của tác phẩm không chỉ trở nên có giá trị đối với những cặp mắt khó tính mà còn trở nên bay bổng không gì có thể chạm đến được.
“Vô”- Không và “Hữu” – Có là ý nghĩa bổ sung.
Yếu tố nghệ thuật này, quan trọng với truyền thống Trung Quốc, có thể được tìm thấy trong âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, cũng như hội hoạ và Hòn non bộ. Phần trống đặc biệt thường khuấy động trí tưởng tượng. “Vô” tạo ra và duy trì “khí”. Vì vậy, việc xử lý ý tưởng ở các không gian trống rỗng cũng quan trọng không kém việc sử dụng sáng tạo các vật thể “hữu hình”. Thực tế từ việc sử dụng các mảng đối lập trong thiết kế nghệ thuật nói chung, yếu tố này phải nằm trong yếu tố khác, Yếu tố Không tồn tại cùng với yếu tố Có, và ngược lại, tượng trưng cho Đạo giáo nổi tiếng qua biểu tượng Thái Cực.
Tính Liên đới.
Không một yếu tố nào trong một Hòn non bộ, bất kể có tách rời như thế nào khỏi từ các phần chính tạo nên tác phẩm, lại là hoàn toàn cô lập. Xuyên suốt trong toàn cảnh, ý thức kết nối và phụ thuộc lẫn nhau phải được thể hiện rõ ràng. Hướng nghiêng của cây, và các tư thế của đá thường đóng vai trò lớn trong nỗ lực của các nghệ sĩ gắn kết các thành phần khác biệt lại với nhau thành một khối thống nhất.
Cân bằng và hài hòa.
Mặc cho hình dáng phức tạp đầy các mảng tương phản lẫn vào nhau, một kiệt tác của Trung Quốc luôn luôn chuyển tải một cảm giác hài hòa sâu sắc. Các mảng đối lập tạo ra sự ảo biến và giá trị chuyển tải ý tưởng nghệ thuật một cách sinh động mạnh mẽ, và thách thức cuối cùng của nghệ nhân chính nằm trong nhiệm vụ cân bằng các yếu tố khác biệt này với nhau để đạt đến các trạng thái cân bằng .
Tại Trung Quốc, thuật ngữ Hòn non bộ biểu đạt nghệ thuật của việc sắp đặt tạo ra cây cảnh nhỏ, cảnh quan đá, hoặc sự kết hợp của hai. Hình thức thứ hai được gọi là Hòn non bộ sơn thuỷ. Phong cách này đã được tiên phong trong một vài năm trước bởi nghệ nhân Trung Quốc bậc thầy Triệu Tử Dương. Phần đất có thể chứa một hoặc một vài cây, hoặc một khu rừng hoàn chỉnh. Các loại đá được sử dụng để tạo ra các tính năng phong cảnh nhất định và phục vụ như là lớp bao bên ngoài. Bố trí trong khay thấp bằng đá cẩm thạch trắng, phần đất được tách biệt ra với màu trắng của đá cẩm thạch, vùng trống đó đại diện cho nước hay chỉ là yếu tố “vô’ cân bằng với “hữu”.
Các Hòn non bộ thể hiện điều này, như một tác phẩm của Triệu Tử Dương có tên là “Câu cá”, mô tả một ngư dân câu cá bên hồ đẹp như tranh vẽ. Nó kết hợp tất cả các kỹ thuật nêu trên một cách khéo léo. Phần lớn hồ nằm khuất sau những ngọn đồi chiếm vị trí chủ đạo của phần nền và phía sau một ngọn núi xa xa, những dải đất rộng lớn vượt tầm mắt của người xem. Cảnh này rất giàu tương phản: cao và thấp, mềm đi với cứng, cong đối với thẳng, dày đặc với khoảng trống thưa thớt—sự hoà quyện sinh động của những đối cực này tạo ra hình ảnh cực kỳ sống động. Với vẻ duyên dáng, đường nét tinh tế, những thế cây xuất hiện tạo cảm giác như đang chuyển động. Dọc theo bờ hồ, các dáng cây sắc nét liên kết với nhau để tạo thành một dải hình bán nguyệt, nhẹ nhàng thấp thoáng vẻ khúc khuỷu địa hình. Tất cả các yếu tố hữu hình bao trùm không gian vô hình, và ngược lại.. Mỗi một cá thể, được chọn lọc và bố trí cẩn thận, tỉ mỉ, đóng một vai trò quan trọng trong toàn cảnh và liên quan chặt chẽ với phần còn lại. Khí chuyển động tự nhiên. Ấn tượng tổng thể của tác phẩm tạo cảm giác gắn bó, thư thái, và an bình.
 
 

BON SAI NHẬT

BON SAI NHẬT

Beautiful  Bonsai  
 (Japan)